Categories
Cách làm cơm rượu

Cách làm rượu cái nếp cẩm cho ngày Tết Đoan Ngọ

Cách làm rượu cái nếp cẩm cho ngày Tết Đoan Ngọ – Học cách làm rượu cái nếp cẩm sẽ giúp bạn tự tay chế biến được món rượu cái nếp cẩm ngon, nhất là cho ngày Tết Đoan Ngọ (Mùng Năm tháng Năm) sắp tới! Bởi lẽ rằng, rượu cái nếp cẩm là một nét đặc trưng của rất nhiều gia đình, nhất định không thể thiếu trong ngày này.

Cách làm rượu cái nếp cẩm cho ngày Tết Đoan Ngọ
Cách làm rượu cái nếp cẩm cho ngày Tết Đoan Ngọ

Rượu cái nếp cẩm là một trong những món ăn cổ truyền được nhiều người ưa thích, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam giới đến phụ nữ. Và để giúp bạn dễ dàng chuẩn bị món rượu cái này, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm rượu cái nếp cẩm cụ thể và chi tiết. Bạn hãy tham khảo nhé!

1. Rượu cái nếp cẩm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cách làm rượu cái nếp cẩm, hiểu rõ hơn về rượu cái nếp cẩm cũng sẽ giúp bạn có nhiều hứng thú để thực hiện món ăn hơn. Rượu cái nếp cẩm hay còn gọi cơm rượu nếp cẩm chính là món cơm rượu đã lên men với nguyên liệu làm tự nếp cẩm và men ngọt.

Để tạo nên món rượu cái nếp cẩm thì cần phải trải qua giai đoạn ủ men rượu. Quá trình ủ này sẽ mang lại cho chúng ra một món ăn đặc sản vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe.

2. Chuẩn bị nguyên liệu làm rượu cái nếp cẩm

  • Công thức làm món rượu cái nếp cẩm không quá khó. Trong đó, khâu chuẩn bị nguyên liệu là một trong những khâu quan trọng. Nếu như bạn chuẩn bị thiếu một trong các nguyên liệu dưới đây thì rất dễ khiến món rượu cái nếp cẩm giảm đi độ ngon:

Dùng để ăn:

  • Nếp cẩm: Nên chọn hạt nếp cẩm mới, hạt thật tròn, thật bóng mẩy. Tránh chọn phải nếp cẩm cũ đã bị rầy, mọt.
  • Men rượu: Cách làm rượu cái nếp cẩm sẽ ngon và đầy vị hơn nếu như bạn chọn men rượu thuốc Bắc truyền thống. Song, lưu ý khi chọn men rượu, bạn nên chọn loại men tốt (men ngọt).

Dùng để uống:

Nếu dùng để uống, có thể thêm rượu trắng, tăng thêm thời gian ủ để cho thành phẩm rượu sữa. Rượu trắng để làm rượu cái nếp cẩm là loại rượu có nồng độ 40 độ.

3. Cách làm rượu cái nếp cẩm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên. Bạn sẽ bắt tay vào làm món rượu cái nếp cẩm. Cũng không có gì là phức tạp. Bạn chỉ cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn bên dưới đây:

Bước 1: Ngâm gạo nếp cẩm qua đêm. Thời gian ngâm khoảng tù 8-10 tiếng. Sau đó vo sạch gạo. Loại bỏ phần vỏ trấu cũng như những hạt nếp cẩm xấu xí.

Bước 2: Cho gạo nếu cẩm vào nồi cơm điện. Sau đó, đổ một lượng nước vừa sấp mặt gạo, nấu cơm như thường. Lưu ý, đừng đổ lượng nước quá nhiều vì dễ khiến món rượu cái nếp cẩm của bạn bị nhão và mất ngon. Bạn có thể thêm một chút muối vào gạo trước khi nấu để cơm đậm hơn.

Bước 3: Xới cơm đã chín ra một khay phẳng. Sau đó trải rộng lớp cơm để chúng mau nguội. Lưu ý chỉ để cơm nguội bớt, phải còn ấm, không nên để nguội quá.

Bước 4: Xay nhuyễn men rượu bằng máy xay sinh tố. Dùng men này rải lên cơm. Sau đó đảo đều để men thấm đều vào các hạt nếp cẩm.

Rắc bột men vào cơm nếp cẩm
Rắc bột men vào cơm nếp cẩm

Bước 5: Cho phần cơm rượu vào hũ thủy tinh, đậy kín, để nơi thoáng mát. Ủ từ 3-4 ngày là đã cho thành phẩm rượu cái nếp cẩm để ăn. Bạn có thể trộn thêm sữa chua để có món ngon lạ miệng tốt cho tiêu hóa. Hoặc bạn cũng có thể xay nhuyễn để có thức uống đặc như sinh tố rất thú vị.

Bước 6: Nếu bạn muốn dùng rượu cái nếp cẩm ở dạng rượu sữa, sau khi ủ 3-4 ngày cơm rượu dậy men thì bạn cho tiếp rượu trắng vào. Đợi đến 20 ngày sau, sẽ cho thành phẩm rượu cái nếp cẩm dạng sữa, có thể uống được.

Như vậy bạn đã hoàn thành xong cách làm rượu cái nếp cẩm cho cả nhà trong dịp Tết Đoan Ngọ sắp đến rồi đấy! Hứa hẹn rằng, đây sẽ là một trong những món ăn, thức uống đậm vị và độc đáo khó quên cho cả gia đình.

4. Một số chú ý khi làm rượu cái nếp cẩm

Để món rượu cái nếp cẩm được thơm ngon hơn, bạn cần bỏ túi một số bí quyết sau:

– Nên chọn loại men ngọt. Đây là loại men sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình lên men rượu cái nếp cẩm.
– Gạo nếp cẩm nên chọn loại hạt to, tròn, mẩy. Tránh sâu, bệnh, mốc.
– Nên để hũ ngâm rượu cái nếp cẩm ở nơi có nhiệt độ từ 20-25 độ C. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
– Trong quá trình ủ men rượu, không được mở ra thường xuyên. Vì như thế sẽ làm giảm chất lượng rượu cái nếp cẩm.
– Hũ thủy tinh để làm rượu cái nếp cẩm nên chọn loại tốt, có nắp thật kín.
– Bạn muốn vị rượu cái nếp cẩm, không tiếp tục lên men có vị cay, thì sau 3-4 ngày dậy mùi, nên cất tủ lạnh để hãm quá trình lên men tiếp tục.
– Kể cả rượu cái để dùng ăn lẫn dùng để uống, bạn đều nên chú ý cách bảo quản kỹ lưỡng để được lâu dài hơn.

Rượu cái nếp cẩm là một trong những món ăn, thức uống ngon có vị độc đáo dễ chinh phục người thưởng thức! Và dù bạn đã từng nếm qua hay chưa, thì chắc hẳn rằng chỉ cần nghe qua đã đủ bị kích thích cả về khứu giác lẫn vị giác rồi. Do vậy, hy vọng rằng, với những kiến thức chia sẻ về cách làm rượu cái nếp cẩm trên đây sẽ giúp ích được thật nhiều cho bạn, để những ngày sắp tới bạn sẽ có một thành phẩm tuyệt vời để đãi gia đình và bè bạn. Chúc bạn thành công!

Vân Anh tổng hợp