Categories
Cách làm cơm rượu

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng – hướng dẫn cách làm ngon nhất

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng – hướng dẫn cách làm ngon nhất – Nếu bạn đang có dự định kinh doanh rượu hoặc chỉ đơn thuần là tự nấu để sử dụng trong những dịp lễ, tết trong gia đình thì học cách nấu rượu nếp cái hoa vàng phải nói là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Để có được những hũ rượu ngon, có độ nồng vừa phải cũng như bảo đảm trọn vẹn giá trị dinh dưỡng thì người nấu cần hiểu tỉ mỉ về cách lựa chọn nguyên liệu, cũng như toàn bộ quy trình nấu rượu là như thế nào. Dưới đây là cách nấu rượu nếp cái hoa vàng truyền thống theo chuẩn của người miền Bắc – nơi khai sinh ra loại rượu nếp cái trứ danh này.

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng - hướng dẫn cách làm ngon nhất
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng – hướng dẫn cách làm ngon nhất

Chuẩn bị nguyên liệu để ủ rượu nếp cái (cơm rượu)

Gạo nếp cái hoa vàng: 1kg

Để rượu có mùi vị đúng chuẩn cũng như sở hữu nguồn dinh dưỡng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu phải nói là cực kỳ quan trọng. Rượu ngon phải là rượu có hương vị đậm đà, một chút êm dịu cũng như là mang hương thơm nồng đặc trực của gạo nếp cái hoa vàng mà không có bất cứ loại rượu nào có được. Để có được mùi vị của rượu nếp cái chuẩn gốc Bắc, bạn cần phải chọn đúng loại gạo nếp cái hoa vàng ở các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Loại nếp này chỉ được trồng vào các vụ mùa, từ tháng 5 cho đến tháng 10 Âm lịch, giống lúa nếp thường có hạt tròn, dẻo và mùi thơm đặc biệt.

Gạo nấu rượu không nên là gạo quá mới, cũng không phải là gạo quá cũ, thời điểm tốt nhất đó chính là gạo được thu hoạch từ trước 3-5 tháng. Khi xát gạo, hãy giữ nguyên lớp vỏ cám ở bên ngoài vì đây là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao cũng như là yếu tố tạo nên mùi vị đặc trưng của rượu nếp cái.

Men gạo: 3-5 viên

Với cách làm rượu nếp cái hoa vàng theo chuẩn của người Đông Anh, Hà Nội, men rượu phải tốt nhất nên được kết hợp từ gạo tẻ với các loại thuốc bắc quý. Nếu được như vậy, cơm rượu sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều.

Chum sành hoặc hũ đất: 1 cái

Nếu chỉ là nấu sử dụng trong gia đình, bạn có thể nấu với chum, hũ đất hoặc là nồi củi. Nhưng nếu có ý định kinh doanh lớn, người ta thường chuyển sang nấu nồi điện để tránh tình trạng khê cháy và tiết kiệm được công sức, thời gian hơn. Men thường có dạng cục màu trắng, to tròn hơn miệng cốc, giống chiếc bánh giày một chút.

Các bước làm rượu nếp cái hoa vàng chuẩn nhất

Bước 1: Chuẩn bị gạo và nấu cơm

Gạo sau khi đã được chọn kỹ, đem ngâm với nước từ 4-6 tiếng để gạo nở đều ra, sau đó bắt nấu thành cơm. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể điều chỉnh lượng gạo sao cho hợp lý nhất, tránh nấu quá nhiều vì cơm rượu khó thể để lâu, sẽ bị chua đi.

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng khá là dễ, nhưng với những người lần đầu tiên nấu sẽ khó hơn, khi nấu nhiều sẽ biết cách nấu sao cho cơm ngon nhất. Để nồi cơm có độ dẻo, không bị khô hoặc nhão, khi nấu cho nước sấp mặt nếp. Nước bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ lần, đảo đều nếp và canh lửa cho đến khi cạn nước. Cuối cùng, đậy kín nắp để xôi chín đều.

Cơm sau khi đã chín, bới ra tán đều trên mặt mâm và để nguội khoảng 30 độ C trước khi rắc men lên. Nên nhớ kỹ, nên trải đều cơm ra mâm (hoặc bạn có thể sử dụng nong bằng tre), khi rắc men sẽ đều khắp các mặt.

Lưu ý: Để tiện lợi hơn thì bạn có thể nấu cơm với nồi cơm điện nhưng để giữ được hương thơm của nếp thì tốt nhất vẫn nên sử dụng bằng nồi đất hoặc nồi nhôm đun bếp củi.

Bước 2: Tán mịn men gạo

Ngoài lựa chọn đúng loại nếp cái hoa vàng thì men gạo ủ rượu cũng được chọn một cách kỹ lưỡng nhất. để tránh tình trạng nhức đầu, ngộ độc tuyệt đối không sử dụng men tàu. Với 1kg gạo thì chỉ nên trộn với 1 cái là đủ, đem tán mịn càng nhỏ càng tốt (có thể tán bằng tay hoặc là sử dụng máy xay sinh tố đều được).

Bước 3: Rắc men gạo

Cơm đã rải đều và men sau khi đã tán mịn thì tiến hành bước rắc men. Chú ý phải để cơm thật nguội, từ 30 độ C trở xuống thì mới bắt đầu rắc men lên, nếu cơm còn nóng thì sẽ khiến men bị chất. Ngược lại, nếu rắc men khi cơm đã nguội hẳn thì sẽ làm hỏng cơm.

Chia men thành 2 phần, một phần để rắc lên mặt trước của cơm, phần còn lại bạn lật mặt sau lên để rắc men phủ kín bề mặt cơm. Như vậy, men sẽ thấm đều lên cơm chứ không bị chỗ thưa, chỗ dày như khi bạn rắc một lần.

Bước 4: Ủ cơm

Tuy là bước cuối cùng nhưng đây là công đoạn quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu nếp.

Sau khi rắc men xong, bạn cho hết cơm vào chum hoặc hũ bằng đất (đã chuẩn bị trước đó) để tiến hành hủ cơm. Lưu ý chỉ cho khoảng 2/3 dung tích hũ vì sau 3 đến 4 ngày thì hũ rượu sẽ nở ra nhiều hơn.

Giữ nồi cơm rượu ở không gian ấm, nếu được hãy để ở gần bếp lửa để ủ mau hơn. Tùy vào từng loại gạo nếp và men mà rượu sau khi ủ sẽ có mùi vị khác nhau. Sau 5-6 ngày, bạn có thể kiểm tra hũ rượu, sờ nếu thấy cơm mềm ngấu đi, trong hũ tiết ra chút nước cơm là cơm rượu đã đạt đến nồng độ cao nhất. Lúc này, bạn có thể múc ra để mời cả nhà thưởng thức hoặc là cho rượu qua một bình lọc để loại bỏ tạp chất, giúp rượu có màu trong hơn.

Lưu ý: Trong quá trình ủ, nếu muốn lấy nhiều nước (rượu gạo) thì có thể cho thêm nước đường, khoảng 150g/nửa lit nước, đừng cho nhiều quá sẽ khiến vị rượu nhạt đi.

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng có vị ngon nhất

Dù có thể bạn đã áp dụng theo đúng cách làm rượu nếp cái hoa vàng ở trên nhưng sẽ là thiếu sót nếu như bỏ qua một vài các bí quyết dưới đây:

– Nguyên liệu hay quy trình nấu rượu nếp cái khá giống với cách làm rượu cái nếp cẩm, do vậy bạn có thể sử dụng thêm lá sen hoặc lá chuối để ủ rượu. Sau khi rắc men xong xuôi, bạn hãy xếp phần lá chuối hoặc lá sen vào nồi, sau đó đổ cơm vào, bọc kín lá lại rồi đậy nắp nồi đem đặt ở nơi khô tháng, nhiệt độ tâm 35 độ C là tốt nhất.

– Trong quá trình rắc men, nếu không có thời gian cũng như chỉ nấu một lượng nhỏ cơm, hãy rây đều phần men nhiều lần để có men có thể thấm vào cơm. Như vậy, trong lúc ủ cơm thì men sẽ giúp ủ đều và tạo ra vị rượu có độ ngon là hoàn hảo nhất.

Mỗi vùng miền sẽ có những cách làm rượu nếp cái hoa vàng là khác nhau nhưng tựu chung, lựa chọn nguyên liệu cũng như quy trình ủ rượu nếp cái cũng không có sự khác biệt lớn. Để có được những mẻ rượu cái ngon, đúng chuẩn miền Bắc thì không chỉ đòi hỏi nguồn hạt gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng mà còn cần đến sự tỉ mỉ, kỳ công của thợ nấu. Chắc chắn, những hũ rượu được tạo ra từ chính tình yêu thương, chắt chiu của người nấu sẽ giúp người thưởng thức cảm nhận được nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ bao đời.

Nguyễn Diên tổng hợp