Categories
Cách làm cơm rượu Công dụng cơm rượu

Bà bầu ăn cơm rượu có sao không – những lợi ích bất ngờ ít người biết

Bà bầu ăn cơm rượu có sao không? vì nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai ăn món này sẽ lợi sữa, với nhiều công dụng khác nữa. Suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thức ăn, thức uống có cồn, chất kích thích. Để biết bà bầu có được ăn cơm rượu không, chúng ta cần biết công dụng, đối tượng sử dụng của món ăn được ví như là bài thuốc diệu kỳ đầy dinh dưỡng của Đông y này.

Bà bầu ăn cơm rượu có sao không – những lợi ích bất ngờ ít người biết
Bà bầu ăn cơm rượu có sao không – những lợi ích bất ngờ ít người biết

Bà bầu ăn cơm rượu có sao không?

Nhiều chị em lo ngại, chẳng biết bà bầu ăn cơm rượu có sao không, vì theo dân gian thì đây là món ăn dinh dưỡng lợi sữa, bổ sung máu và sắt cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu suốt thai kỳ. Thế nhưng, trong giai đoạn mang thai, chị em phải kiêng kị các thức ăn, thức uống có chứa cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Theo lý giải của các bác sĩ có chuyên môn, vấn đề bà bầu ăn cơm rượu có sao không – thực ra là được. Vì với cách chế biến món cơm rượu, thì phần nước rượu trong món ăn này là rượu chưa qua chưng cất. Do đó, nồng độ cồn vô cùng thấp, không gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, mặc dù bà bầu có được ăn cơm rượu nhưng cần thực hiện với chế độ khoa học, không lạm dụng, dùng vào thời điểm phù hợp thì mới đạt được kết quả tích cực. Thế nên, đừng lo lắng bà bầu có được ăn cơm rượu không nữa nhé, mà bây giờ, hãy quan tâm đến những công dụng, cách chế biến, cách dùng sao cho đúng chuẩn và tốt nhất cho sức khỏe suốt thai kỳ.

Những công dụng ít người biết về cơm rượu đối với sức khỏe mẹ bầu

Bổ sung sắt cho thai kỳ

Như vậy, bà bầu có được ăn cơm rượu nếu kết hợp thêm sữa chua nếp cẩm thì sẽ tăng thêm hương vị tuyệt vời cho món ăn. Bà bầu nên ăn cơm rượu nếp cẩm, vì loại nếp này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, Kali,…cần thiết để ngăn ngừa các tình trạng gây nên do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

Cung cấp và tái tạo máu

Nếu biết cơm rượu nếp có chứa thành phần giúp bổ máu, tái tạo các tế bào máu mới cho mẹ bầu suốt thai kỳ, thì hẳn chị em sẽ không còn lo lắng bà bầu ăn cơm rượu có sao không nữa. Hơn nữa, với những mẹ sau sinh bị suy nhược vì thiếu máu, thiếu chất, có thể chắt riêng phần nước cơm rượu nếp pha với lòng đỏ trứng gà để tạo thành bài thuốc Đông y giúp hồi phục sức khỏe hiệu quả.

Giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

Các vitamin và khoáng chất dồi dào trong cơm rượu nếp còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn trong thai kỳ, mà chẳng làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Tốt cho hệ tim mạch của mẹ và bé

Công dụng tốt cho hệ tim mạch là một lý giải tích cực nữa cho câu hỏi bà bầu ăn cơm rượu có sao không. Thật vậy, nhờ các hoạt chất lovastatine và egosterol, cơm rượu nếp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng huyết áp, hoạt động hệ tim mạch ổn định hơn suốt thai kỳ.

Công dụng làm đẹp da bất ngờ của cơm rượu

Tình trạng nếp nhăn, da bị lão hóa, nứt rạn rất thường xảy ra ở các bà bầu, trở thành nỗi lo lắng, thậm chí nỗi ám ảnh của các chị em khi mang thai. Thế nhưng, hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào trong cơm rựu nếp cấm sẽ giúp giải tỏa nỗi lo này của bà bầu. Bà bầu có được ăn cơm rượu để làm đẹp không? Câu trả lời là có, nhưng tốt nhất là giã nát cơm rượu nếp, làm mặt nạ dưỡng da vào mỗi buổi tối, để làn da nhanh chóng lấy lại vẻ căng mịn, trắng đẹp tự nhiên.

Cách làm cơm rượu đúng chuẩn và đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu

Cuối cùng, chế biến món cơm rượu đúng chuẩn, hợp vệ sinh cũng là một trong những điều quan trọng, giúp chị em không còn lo bà bầu có được ăn cơm rượu không. Tùy thể trạng mỗi người, mẹ nên ăn với liều lượng vừa phải. Thông thường, mẹ bầu chỉ nên ăn cơm rượu 2 lần mỗi tuần để đạt được những hiệu quả có ích cho sức khỏe.

Để đảm bảo chất lượng món ăn, không còn nghi ngại bà bầu ăn cơm rượu có sao không, mẹ cần kỹ lưỡng ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu để làm cơm rượu nếp cẩm – loại cơm rượu nếp tốt nhất cho bà bầu hiện nay.

Nguyên liệu gồm:

– 10g men ngọt, loại men mới, không bị chua hoặc ẩm mốc. Làm sạch men này để loại bỏ hết những tạp chất bám dính.
– 1kg gạo nếp cẩm – lưu ý chọn loại hạt to, tròn, ít lẫn tạp chất và không có dấu hiệu bị sâu bệnh phá hoại hoặc xâm nhập. Làm sạch gạo nếp cẩm với 2 lần rửa nước để loại bỏ tạp chất bám dính.

Cách thực hiện:

– Ngâm 1kg gạo nếp cẩm qua 1 đêm. Sau đó, vớt ra vo sạch, bỏ vào nồi cơm điện, ấn nút Cook như nấu cơm bình thường, mực nước vừa đủ ngập.
– Đem giã nhuyễn 10g men ngọt, sau đó dùng dụng cụ lọc để lọc lại lần nữa, lấy lớp men mịn nhất, không còn tạp chất.
– Cơm nếp cẩm sau khi đã chín và mềm thì xới ra, lấy một mâm sạch rải đều cơm lên thành 1 lớp dày khoảng 1cm. Để cơm xuống nhiệt độ còn ấm ấm, thì rắc đều men đã giã nhuyễn lên, trộn đều, nhẹ tay.
– Sau đó, dùng các loại lá tự nhiên, như lá chuối, lá sen đã được rửa sạch bọc kín cơm lại. Cũng có thể dùng giấy bạc để bọc cơm, nhưng nếu dùng dụng cụ làm cơm rượu này, thì nên đục vài lỗ nhỏ để chắt lọc nước cơm rượu chảy ra trong quá trình ủ lên men.
– Đặt bọc cơm lên 1 cái tô sành, sạch, bỏ vào nồi, hoặc âu, đậy kín nắp, hoặc trùm chăn kín lại. Đặt âu cơm ở nơi có không khí thoáng mát, nhưng không có ánh nắng mặt trời, nhiệt độ ít thay đổi. Khoảng 2 ngày sau thì mở âu, nồi cơm ra xới, dùng ăn ngay cho bà bầu. Nếu ủ lâu hơn, cơm rượu nếp sẽ chua hơn, có vị cay nồng hơn, không tốt lắm cho bà bầu. Có thể ăn cơm rượu với sữa chua nếp cẩm để vừa làm tăng hương vị cho món ăn, vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhé.

Phụ nữ 3 tháng đầu có được ăn cơm rượu hay không?

Mặc dù đã giải đáp bà bầu có được ăn cơm rượu không, nhưng trong giai đoạn kỳ tam cá nguyệt đầu tiên rất nhạy cảm. Suốt 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ và bé cần được bổ sung những dưỡng chất lành mạnh để chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, đồng thời dưỡng sức để mẹ khỏe mạnh nuôi dưỡng em bé.

Với trường hợp bà bầu ăn cơm rượu có sao không trong giai đoạn 3 tháng đầu, thì theo các chuyên gia, mẹ vẫn được ăn, nhưng liều lượng chỉ khoảng 1 lần mỗi tuần thôi nhé. Như đã lý giải ban đầu, nước cơm rượu được chắt ra từ món ăn này có nồng độ cồn không cao, không gây say, nhưng nếu ăn nhiều hơn sẽ gây cảm giác rất nóng. Thậm chí, nhiều mẹ bầu ốm nghén nặng, khó ăn món này. Thế nên, tốt nhất là, vẫn phải hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa xem thể trạng của mình có được dùng món này hay không, liều lượng bao nhiêu nhé.

Bà bầu ăn cơm rượu có sao không khi mới ngủ dậy theo quan niệm dân gian?

Dù được sử dụng, nhưng bà bầu có được ăn cơm rượu hay không khi mới ngủ dậy cũng là điều làm chị em bận tâm. Theo truyền thống ngày Tết diệt sâu bọ, chúng ta thường ăn cơm rượu ngay sau khi mới ngủ dậy, để các loài sâu bọ trong cơ thể chết hết vì…say! Nhưng các chuyên gia y tế cũng đã lên tiếng vì điều này. Khi bụng đói, nhất là sau khi mới ngủ qua một đêm ngủ dậy, mà dùng các loại cơm rượu, sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày. Vì khi này, bao tử chúng ta trống rỗng, việc tiêu thụ món ăn có vị cay nồng, hơi nóng này vào có thể dẫn đến viêm, loét dạ dày, tình trạng nghiêm trọng hơn nếu ăn nhiều như một món ăn sáng. Tương tự với câu hỏi bà bầu ăn cơm rượu có sao không nếu vừa mới ngủ dậy, thì dĩ nhiên là có vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe đấy! Tốt nhất, hãy ăn món ăn dinh dưỡng này sau bữa sáng, hoặc chiều, lúc bụng không đói, để vừa tận dụng tối đa lợi ích của nó, vừa tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Vậy là chị em không còn buồn phiền bà bầu ăn cơm rượu có sao không nữa rồi nhé! Tết đến, cả nhà sum vầy, mà không thể ăn chút cơm rượu chung vui cùng mọi người thì quả thật chẳng còn không khí. Theo đó, bà bầu có được ăn cơm rượu, nhưng với liều lượng vừa phải – khoảng 2 lần mỗi tuần. Không những thế, món cơm rượu nếp cho bà bầu cần được chế biến hợp vệ sinh, đúng cách để tận dụng được triệu để tác dụng của món ăn này với sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, tùy thể trạng mỗi mẹ mà sử dụng nhé. Nếu cơ thể thường mắc các vấn đề về dị ứng, hoặc đang điều trị các bệnh lý cơ thể, thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn cơm rượu, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trúc Nguyễn tổng hợp